Âm vị và ngữ âm học Tiếng_Sasak

Phụ âm[10][11]
MôiChân răngSau
chân răng
VòmNgạc mềmThanh hầu
Mũimnɲŋ
Tắcpbtdkɡʔ
Rungr
Tắc xát
Xátçh
Tiếp cậnjw
Cạnh lưỡil

Các phương ngữ tiếng Sasak đều có tám nguyên âm,[12] tính chất ngữ âm của chúng hơi khác nhau ở mỗi phương ngữ.[12] Tám nguyên âm này được thể hiện bằng năm ký tự a, e, i, o và u khi viết, dấu phụ có khi được sử dụng để tránh gây hiểu lầm.[12][13] Thường ở Indonesia, e thường dùng để chỉ âm schwa /ə/, é là nguyên âm trước nửa đóng /e/, è là nguyên âm trước nửa mở /ɛ/, ó là nguyên âm sau nửa đóng /o/ và ò là nguyên âm sau nửa mở /ɔ/.[13]

Nguyên âm[12]
TrướcGiữaSau
Đóngiu
Nửa đóngeəo
Nửa mởɛɔ
Mởa

Nguyên âm đôi

Tiếng Sasak có các nguyên âm đôi (hai nguyên âm trong cùng một âm tiết) sau: /ae/, /ai/, /au/, /ia/, /uə/ và /oe/.[10]

Ngữ âm

Âm cuối được nhấn trong từ đa âm tiết.[14] Gốc từ nếu kết thúc bằng /a/, thì /a/ sẽ biến thành âm schwa "căng"; ví dụ, bace ("đọc") xuất phát từ baca (như trong bacaan, "đang đọc" và pembacaan, "công cụ đọc").[15] Nếu trong từ ghép mà từ đầu tiên kết thúc bằng nguyên âm, thì âm /n/ (hoặc /ŋ/ trong một số phương ngữ) sẽ được thêm vào. Ví dụ, maten bulu ("lông mi") xuất phát từ mate ("mắt") và bulu ("lông").[14]